Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Một Ông Hồ Khác (Nguồn Rfa)

Bên dưới bài viết (“Giới Thiệu Đèn Cù”) của nhà báo Ngô Nhân Dụng, trên trang Dân Luận, có phản hồi này:
Tác Gỉa: Ngô Văn Gạch (khách viếng thăm) 
gửi lúc 15:09, 03/09/2014 - mã số 127424
VTV tối qua (2-9) đưa tin có ông cựu chiến binh tên là Suất ở Hà Nội sưu tầm những tư liệu về Hồ và trưng bày tại tư gia, nhiều học sinh ở các trường trung học phổ thông đến đấy tham quan coi như được giáo dục về việc học tập về tư tưởng và đạo đức của Hồ.Giá ai có điều kiện tặng cho ông Suất một cuốn Đèn cù để bổ sung cho việc sưu tầm của ông ta thì tốt quá. Tôi quả quyết rằng nếu có cuốn đó trong nhà ông ta thì khối người bỏ tiền ra mua vé vào xem để hiểu hơn và sâu sắc về tư tưởng "đạo đức" của vị "cha già đời của dân tộc".
"Khi con người ta bị lừa thì cái rác cũng biến thành thiêng liêng". Dân ta đã và đang bị lừa. Hồ chính là cái rác, lại rước cái chủ nghĩa Mác Lên nin vào gieo rắc tai họa cho dân tộc trong khi cả thế giới đã vứt chủ nghiã Mác Lênin vào sọt rác rồi.
Sau vài phút lò dò trên mạng thì tôi biết thêm rằng ông cựu chiến binh này tên chính xác là Lương Minh Suốt, 67 tuổi, thương binh chống Mỹ, huy hiệu 40 năm tuổi Ðảng, thuộc chi bộ 3, đảng bộ phường Việt Hưng. Ông là người “có kho tư liệu quý về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ,” theo như ghi nhận của báo Nhân Dân – số ra ngày 31 tháng 8 năm 2014.
Ông Lương Minh Suốt cũng cho phóng viên của tờ báo này biết thêm phương cách giáo dục thiếu nhi, bằng hình ảnh:
"Ở gia đình có trẻ nhỏ chưa học chữ, thông qua hình ảnh, các cháu cũng học Bác được. Thí dụ: khi xem ảnh Bác Hồ kính cẩn nhường bát cháo cho cụ già, Bác ngồi tắm rửa cho thiếu nhi ở Việt Bắc... thì các cháu hiểu được Bác Hồ là người kính trọng người già và thương yêu trẻ nhỏ và các cháu có thể kể lại chuyện đó thông qua hình ảnh mà chúng quan sát được."
Công khó, và lòng kính trọng của ông Suốt đối với bác Hồ khiến tôi nhớ đến một bài viết công phu (“Chủ Tịch Hồ Chí Minh Trên Bìa Tạp Chí Times”) của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Ông cũng bỏ thời gian sưu tập, đúc kết những số báo Time viết về “cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu của chúng ta” rồi chuyển dịch sang tiếng Việt Ngữ để chia sẻ với mọi người. Xin được ghi lại vài ba đoạn chính để rộng đương dư luận:
Tạp chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong hơn tám mươi lăm năm qua, đã có năm lần hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam xuất hiện trên trang bìa tạp chí này.
Lần thứ nhất chân dung Bác Hồ xuất hiện ở bìa số ra ngày 22.11.1954 với chủ đề "Hồ Chí Minh của Đông Dương". Bài viết cho ảnh trang bìa là nói về sự kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc Việt Nam sống dưới chế độ cách mạng của chính quyền Hồ Chí Minh...
Ấn tượng về lãnh tụ Việt Minh được thể hiện qua câu chuyện sau được tác giả bài viết kể lại. Một người dân Việt Nam ở trong thành phố vừa được giải phóng nói rằng mình đã được thấy ông Hồ. "Ông ấy là tấm gương sống của một nhà cách mạng. Ông ấy có một cuộc đời riêng không thể nào chê trách được. Ông ấy ăn mặc giản dị. Ông ấy là một người thông minh. Ông ấy nói tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt. Ông ấy rất khéo léo: khi ông ấy nói chuyện với mọi người ông ấy nói thẳng thắn để đứa bé lên tám cũng hiểu được. Ông ấy nhẫn nại vô cùng. Ông ấy đã hy sinh cả cuộc đời riêng của mình cho cách mạng..."
Lần thứ hai chân dung Bác Hồ xuất hiện ở bìa số ra ngày 16.7.1965 với chủ đề "Việt Nam: Miền Bắc không khoan nhượng". Đây là một năm sau ngày đế quốc Mỹ đưa máy bay ra ném bom phá hoại miền Bắc. Bài viết cho ảnh trang bìa mang đầu đề "Bắc Việt Nam: Nhà mác xít trong rừng sâu".
Chiến tranh ngày càng lan rộng, đất nước phải đương đầu với cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng "Hà Nội đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn thể. Hồ Chí Minh là thế, vị thánh râu dài của nước Việt Nam cộng sản, ở tuổi 75, ông là lãnh tụ phe Đỏ già nhất, từng trải nhất...
Lần thứ ba Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa của Time là trong bức ảnh chụp chung với nhà ngoại giao Shelepin ở số ra ngày 14.1.1966. Bìa số này đăng hai bức ảnh, phía trên bức này là bức ảnh chụp tổng thống Mỹ Johnson và các cố vấn đang họp bàn tại Ranch. Chủ đề của số này là "Cuộc tấn công hòa bình của Mỹ và sự đáp trả của cộng sản".
Lần thứ tư chân dung Hồ Chí Minh lại xuất hiện trên trang bìa Time là ở số ra ngày 12.9.1969. Lúc này lãnh tụ Việt Nam vừa mất nên chủ đề của số là "Kỷ nguyên mới ở Bắc Việt Nam" cùng với bài viết cho ảnh trang bìa có tên "Di sản của Hồ Chí Minh..."
Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là dành để tạo ra một nước Việt Nam thống nhất, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang. Ông được nhân dân cả hai miền Bắc - Nam gọi là "Bác Hồ". Không một lãnh tụ dân tộc nào còn sống hiện nay ngoan cường đứng vững được lâu đến thế trước mũi súng kẻ thù. Sự qua đời của ông chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lan xa ở Bắc Việt Nam, ở châu Á và ngoài đó nữa"...
den-cu-200.jpg
Hình ông Hồ trên báo TIMES
Lần thứ năm chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện trên bìa Time là ở số ra ngày 12.5.1975, gần hai tuần sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bức ảnh mang dòng chữ "Người chiến thắng" với chủ đề là "Cái gì tiếp theo ở châu Á?". Bài viết "Lời tạm biệt nghiệt ngã cuối cùng" bình luận về thắng lợi của nhân dân Việt Nam: "Cuối cùng Việt Cộng và Bắc Việt đã tràn vào Sài gòn, giương cao lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời, bắt giữ tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Nam Việt Nam. Đối với nhiều người Mỹ, đây là cái chết đã chờ đợi bao lâu, nhưng khi nó đến thì vẫn bị choáng váng"...
Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh năm lần được đưa lên trang bìa của tạp chí Time, trong đó bốn lần là chân dung toàn mặt bìa, cho thấy mối quan tâm của dư luận Mỹ nói riêng, thế giới nói chung, đối với cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu của chúng ta, cũng như đối với quá trình lịch sử của nước Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, Việt Nam còn là chủ đề xuất hiện trên nhiều số khác của Time.
Phạm Xuân Nguyên – Hà Nội 15.8.2009
Năm năm sau, vào ngày 14 tháng 9 năm 2014, thính giả của BBC lại có dịp được nghe nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội) bình luận về tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh:
"... tôi nghĩ là những cuốn như Đèn Cù là nên có và cần có, ở những người có vị trí như tác giả Trần Đĩnh, thì những thông tin, những sự thực được nói ra nó mang tính khả tín rất cao, và nó được bảo đảm bằng thẩm quyền mà ông đã nói ra."
"Cho nên độ xác thực, đáng tín cậy là sẽ cao, và như vậy nó cần thiết để soi rọi vào nhiều mặt, nhiều góc của lịch sử Việt Nam hiện đại.”
Tôi cũng có cái may mắn được đọc qua tác phẩm này nên vô cùng tâm đắc với quan niệm (phóng khoáng) của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Tuy nhiên, lòng vẫn không khỏi băn khoăn khi nghĩ đến hình ảnh của một ông Hồ Chí Minh chí thánh (“vị thánh râu dài của nước Việt Nam cộng sản”) qua trí “tưởng tượng” của ban biên tập báo Time và một ông Hồ hoàn toàn khác – với “những góc khuất về đời tư” và “nhân cách” – theo như cách diễn đạt của BBC:
Trong cuốn sách mới được xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông Hồ Chí Minh, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...
Về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam. Và chính lãnh tụ này là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là "vô can", hay "không hề biết" như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam "tuyên truyền, giải thích.”
Một số chi tiết khác gợi ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.
Khi được hỏi về tính chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:
"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.
Quả là “khó” thật! Thí dụ như chuyện “ông Hồ chính là người đã "cải trang" theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam thì Trần Đĩnh không thấy tận mắt mà chỉ nghe nói lại nên độ khả tín, tất nhiên, phải có phần giới hạn.
Nhưng việc ông Hồ Chí Minh “chính là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm (trên báo Nhân Dân số ra ngày 21 tháng 7 năm 1953) thì đã được kiểm chứng và trở thành một sự kiện hiển nhiên, vô phương chối bỏ.
Bài (“Địa Chủ Ác Ghê”) vỏn vẹn chỉ có 487 chữ (tính luôn cả tựa)  nhưng lột tả được chân dung đích thực nhà cách mạng Hồ Chí Minh rõ hơn 5 bài viết về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch – trải dài từ năm 1954 đến 1975 – trên tuần báo Time. Bài báo này cũng làm “nhạt phai” ý nghĩa của (chừng) năm trăm ngàn bài báo khác – tràn ngập trên hệ thống báo chí của Đảng và Nhà Nước, gần hai phần ba thế kỷ qua – về tấm gương đạo đức của bác Hồ.
Thời gian đã hé lộ ra một ông Hồ khác. Và tôi mong ước cũng sẽ có lúc nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên bỏ công sưu tập để chia sẻ  với độc giả về một ông Hồ mới này.
Đây là một ước mong hết sức chân thành và khẩn thiết. Hoạ cộng sản rồi cũng sẽ qua thôi nhưng dân Việt vẫn còn phải sống lâu với di sản Marx, cũng như di sản của Hồ Chí Minh. Nếu những di sản này được “xử lý” một cách đúng đắn thì di hoạ, chắc chắn, sẽ giảm thiểu được rất nhiều.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Dân biểu "Ta" và "Tây"...

Báo chí Việt Nam do Đảng lãnh đạo, cũng như các bác bên Việt Nam được nhồi sọ quá kỹ thường rêu rao rằng ngươi Việt sống ở nước ngoài "thân phận ăn nhờ ở đậu", "công dân hạng hai", "sống ngoài lề xã hội" (kể cả các ca sỹ VN có dịp ra nước ngoài biểu diễn cũng hay lập lại những ngôn từ này).
Sự kiện bà dân biểu Sanchez vượt nửa vòng trái đất đến Việt Nam chỉ để làm tròn nhiệm vụ dân biểu do nhóm "công dân hạng hai" này bầu lên, đã đập tan luận điệu mị dân đó. Là một du học sinh từ trong nước có cơ hội được ra nước ngoài học tập và so sánh giữa hai xã hội tự do dân chủ và xã hội bưng bít độc tài CS Việt Nam, tôi cảm thấy vô cùng cảm phục thành quả phát triển to lớn và thế lực chính trị ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng Việt hải ngoại trong việc đấu tranh cho dân chủ của đồng bào còn bị kềm kẹp trong ách thống trị của độc tài CS. Xin cám ơn bà Sanchez đã bằng mọi giá hoàn tất nhiệm vụ dân biểu của mình. Về những nick của bạn đọc ủng hộ độc tài độc đảng CS lấy địa chỉ ở Mỹ hay các nước phương Tây, tôi nghi ngờ sự xác thực của những ý kiến này. Những ngươi có cơ hội được sống ở xã hội tự do dân chủ, não trạng của họ sẽ suy nghĩ đa chiều, chứ không bao giờ rập khuôn giáo điều như cái loa Lê Dũng của DCS VN.

Ý Kiến Một Du Sinh.

Cảm Nghĩ Của Một Du Sinh


Báo chí Việt Nam do Đảng lãnh đạo, cũng như các bác bên Việt Nam được nhồi sọ quá kỹ thường rêu rao rằng ngươi Việt sống ở nước ngoài "thân phận ăn nhờ ở đậu", "công dân hạng hai", "sống ngoài lề xã hội" (kể cả các ca sỹ VN có dịp ra nước ngoài biểu diễn cũng hay lập lại những ngôn từ này).

Sự kiện bà dân biểu Sanchez vượt nửa vòng trái đất đến Việt Nam chỉ để làm tròn nhiệm vụ dân biểu do nhóm "công dân hạng hai" này bầu lên, đã đập tan luận điệu mị dân đó। Là một du học sinh từ trong nước có cơ hội được ra nước ngoài học tập và so sánh giữa hai xã hội tự do dân chủ và xã hội bưng bít độc tài CS Việt Nam, tôi cảm thấy vô cùng cảm phục thành quả phát triển to lớn và thế lực chính trị ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng Việt hải ngoại trong việc đấu tranh cho dân chủ của đồng bào còn bị kềm kẹp trong ách thống trị của độc tài CS. Xin cám ơn bà Sanchez đã bằng mọi giá hoàn tất nhiệm vụ dân biểu của mình. Về những nick của bạn đọc ủng hộ độc tài độc đảng CS lấy địa chỉ ở Mỹ hay các nước phương Tây, tôi nghi ngờ sự xác thực của những ý kiến này. Những ngươi có cơ hội được sống ở xã hội tự do dân chủ, não trạng của họ sẽ suy nghĩ đa chiều, chứ không bao giờ rập khuôn giáo điều như cái loa Lê Dũng của DCS VN.


Cảm Nghĩ Của Một Sinh

Cái Gọi Là Triển Lãm Cải Cách Dân Oan 2014










Cái gọi là “Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất” là sự trùng hợp hay là “qủa báo” làm cho đảng phản ứng lúng túng, linh tinh trước sự ra đời của tác phẩm “Đèn Cù” của ông Trần Đĩnh đã vô tình làm cho hình ảnh Dân Oan Dương Nội hôm nay nổi bật lên những dáng quen quen của CCRĐ năm xưa, đảng dù có ở đỉnh cao hay tài tình đến đâu cũng chưa có thể triệt tiệu nổi, cho dù thế nào thì chế độ đảng trị cũng bị “thốn” nặng có thể dẫn đến tuyệt mạng nếu tất cả  thế hệ trẻ được đọc Đèn Cù và thấu triệt về Cải Cách Ruộng Đất do Hô Chí Minh và đảng của ông chỉ vì qúa khát khao quyền lực nên phải tuân theo lệnh Mao về giết hại anh em, đồng bào. Khoảng gần 400.000 sinh linh và biết bao gia đình tan nát, chúng ta phải hiểu cho thấu đáo rằng tụi Tầu qua bàn tay của đảng ông Hồ đã vào Việt Nam và giết dân ta từ hồi CCRĐ rồi, họ bắn giết tự do mà không phải mất một tốt, một quân nào mỗi lần đấu tố nó có cả "cố vấn" đi theo cơ mà...có ai nhìn ra không nhỉ ? Tiêu biểu cho biết bao hoàn cảnh đó có gia đình vợ của nhà thơ Hữu Loan “Mầu Tím Hoa Sim” để xóa bỏ tình người để đổi lấy ít súng đạn vào giết tiếp anh em miền nam. Chuyện CCRĐ là nỗi hận, là niềm tủi, sự uất ức ray rứt không nguôi của dân tộc đã sẩy ra trên đất bắc, và thảm sát Mậu Thân1968 tuy con số chết chóc nhỏ hơn nhưng cường độ bi thương cũng không kém ở miền trung.Theo một tài liệu do chính TT Mỹ ông Nixon cho biết: tài liệu lưu trữ của trường đại học Clemson,con số có thể 50.000 bị giết tai chỗ và 500.000 chết vì khổ sai trong tù. Nói có sách mách có chứng, hãy vào Link :http://www.clemson.edu/caah/history/facultypages/edmoise/landbook.html. họ sợ thế hệ trẻ ngày nay trước sau gì cũng biết vì phong trào “chúng tôi muốn biết” hiện nay nên nó ra tay trước. Mục đích của nó là bẻ cong sự thật, đánh đòn hỏa mù vào bộ não thế hệ trẻ để tiếp tục chối, để tô son trên bộ mặt ác của nó và đồng thời cũng biểu lộ cái độ “vô tâm, vô cảm” đến tột cùng của sự ngu dốt, vì nó chẳng bao giờ hối lỗi để vẫn tiếp tục “lừa trên từng cây số” nó còn đang tâm đấm vào nỗi đau xưa của CCRĐ cho nó tỉnh dậy để trợn trừng nhìn nỗi đau hiện tại của biết bao dân oan đang bị chính nó bằng một hệ thống cướp dựt theo kiểu CCRĐ mới chính hiệu XHCN Việt Trung là cướp ruộng, cướp đất của dân, miếng đất do chính nó nhân danh "công bình" trong CCRĐ ngày xưa để vun xới cho gia đình dòng họ và phe đảng hôm nay. Triển lãm này chẳng nói mà cũng chẳng có hình ảnh nào của bà Năm(Long) tiêu biểu cho những người đã hy sinh bỏ công bỏ của để giúp, để bảo vệ, để che dấu cho chính những người chop bu như Hồ Chí Minh, Nguyễn lương Bằng…một lũ gọi là khai quốc công thần của đảng khỏi sự ruồng bố của thực dân Pháp, để khi CCRĐ bà là người bị xử chém đầu tiên do chính HCM ra lệnh hạ thủ và chính ông che râu để không ai biết rồi trà trôn trong đám đông để nhìn người ngày trước che chở mình dẫy chết thế mới tởm, thế mới dã thú, tuy ông Hồ không cắt miếng thịt của bà để nhồm nhoàm nhai nhưng tớ có cảm tưởng như thế,  nghĩ đến chữ ân nghĩa mà tớ phát rùng mình. Họ đã quay mặt với công ơn với tình nghĩa tình yêu dân tộc của bà, như trong tác phẩm Đèn Cù, bà và rất nhiều người như bà họ không phải chỉ yêu thương cá nhân các ông mà chính là yêu thương dân tộc nên bà bị lừa vì tưởng rằng đây là cuộc giải phóng cho nhân dân thoát ách đô hộ của người Pháp thế thôi, nhưng ai nào ngờ “có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai-Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài”… hãy tìm đọc tác phẩm Đèn Cù của ông Trần Đĩnh mới xuất bản ngày 20/8/2014 để biết thêm về CCRĐ (trên mạng: tu sach online.files.wordpress.com/2014/09/c491c3a8n-cc3b9-tre1baa7n-c491c4a9nh.pdf ) bà Năm(hay Long) cũng là đại diện cho biết bao linh hồn oan kiên trong CCRĐ (1946-1957) thứ ngoại lai mà ông Hồ đã phủ chụp lên đầu dân Việt đến nỗi nhạc sĩ Văn Cao đã phải thốt lên trong đau thương qua bài thơ không mấy ai biết đến có tên “Đồng Chí Tôi” nhấn vào Link: http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2011/09/16/bai-th%C6%A1-v%E1%BB%81-c%E1%BA%A3i-cach-ru%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-van-cao/. Theo đà CCRĐ đảng còn đẩy mạnh chỉnh đốn tổ chức đảng được tiến hành ở 2.876 chi bộ ĐCS gồm có 15 vạn đảng viên vào thời đó, đã có đến 84.000 đảng viên bị xử trí bị tù, tra tấn, xỉ vả, bị giết chiếm 56% vì thế con số hiện nay là vậy và vẫn chưa có được con số chính xác là bao nhiêu người bị giết từ dân cho đến ngay cả đảng viên(đảng viên càng gần “mặt trời” thì lại càng dễ đi). Ở trên tớ có dùng từ “lúng túng, linh tinh” nên nó để lộ biết bao sơ hở qúy vị thử vào cái Link này tìm bức hình có tựa “Các đồ dùng của địa chủ nhìn từ bức vách của một ngôi nhà bần cố nông” http://vnexpress.net/photo/thoi-su/lan-dau-tien-cong-bo-hinh-anh-cai-cach-ruong-dat-3076449.html thử quay lại vào thời đó 1946-1957 ở quê làm gì mà đã có điện? làm gì mà có camera tốt thế? làm gì mà có nhiếp ảnh gia biết hải hòa ánh sáng như thế? bức vách bùn của “bần cố nông” vết bùn còn mới thế? nếu là minh họa(tức tuyên truyền) thì tại sao lại dùng từ “nhìn từ bức vách” tức là hình phải được chụp từ thời ấy với bên kia là thằng dầu bên này là thằng nghèo với chủ ý đánh lận con đen, để kích động căm thù, để hy vọng người nhìn hôm nay giới trẻ và những ai chưa thấu triệt về CCRĐ sẽ vội vã đi đến kết luận “bác làm làm như vậy là chí phải” hay đây là "ý tốt của đảng muốn hòa giải" .??.. một tấm nữa có tựa “Chiếc áo đụp của cố nông Trần Văn Đục ở thôn An Chiểu, Liên Hương, Tiên Lữ, Hưng Yên.” Các đằng ấy nghĩ rằng đảng ta còn dữ những di vật qúy hiếm thế này cho đến ngày nay à! thứ này về vùng quê, vùng sâu vùng xa ngày nay thì thiếu dống gì đồ này. Lại thêm bức có tựa “mâm, bát, đĩa của gia đình anh Nguyễn Văn Ninh ở thôn Nhân Mỹ, xã Hòa Bình, ngoại thành Hà Nội sắm được sau cải cách ruộng đất.” mẹ kiếp cái anh Ninh này muốn chết thì phải…CCRĐ vừa phát động xong anh lại đem khoe, thế không sợ đảng quy cho tôi “địa chủ mới” à? đến ngay cả ông Phạm V Đồng kia muốn ăn con gà còn phải đợi ông cháu đến thăm về rồi mới dám chén đấy vì sợ rằng dân đang đói mà ông lại như vua, bố tớ kể rằng thèm tí mỡ lỡ xào tí rau để hàng xóm nó ngửi được thì tha hồ mà “kiểm với thảo” cỗ "dàn đồng" của anh Ninh như thế này kể như toi mạng như chơi. Có nhiều tấm ảnh không biết bây giờ đã gỡ chưa, có người còn phát hiện cả đũa “nhựa” thời nay trong hình cơ đấy…Nói bằng dọng điệu của ông Nguyễn Phú Trong nhà ta nhân chuyện xóa điều bốn hiến pháp thì: "triên lãm CCRD họ đưa cả lên phương tiện truyền thông đại chúng rồi đấy..!..tức là lừa  chứ còn gì nữa"...Nếu mở lòng mở trí ta còn nhìn thấy rất nhiều-nhiều điều hay nữa. Hy vọng phòng triển lãm vẫn tiếp tục mở sau khi “chỉnh ánh sáng” hay chỉnh hình hay tự kiểm và rồi tự sửa sai, sai rồi lại sửa, sửa rồi vẫn sai như cái “đèn cù” gì đó và nếu không bị phái đoàn Dân Oan Dương Nội kéo đến thưởng ngoạn thành tích của đảng do công lao bác lèo lái, có lẽ nó còn cả năm đấy, thì giờ còn rộng xin mới đồng bào ghé xem để “khen ai khéo vẽ .. ối-a cái đèn cù, đèn cù là đèn cù léc….”.

 (đèn cù còn gọi là đèn “Kéo Quân”)

Muốn thêm phần phim ảnh xin xem “Chúng Tôi Muốn Sống” tại :